6 Cách giữ bình tĩnh khi tức giận giúp xoa dịu, bớt nóng tính

Không kiềm chế được cơn tức giận của mình có thể dẫn đến nhiều vấn đề như nói những điều bạn hối hận, la mắng con cái, xích mích với đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dùng đến bạo lực.

Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận là điều mọi người đều có thể học được. Ngay cả khi bạn nghĩ bạn đã kiểm soát được cơn tức giận thì vẫn luôn có cách để vấn đề được giải quyết tốt hơn. Dưới đây là một số cách giữ bình tĩnh khi tức giận, không kiềm chế được cảm xúc

Tại sao chúng ta cần bình tĩnh khi nổi giận

Tức giận là trạng thái cảm xúc khi có thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta hoặc có vẻ không công bằng, khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu hoặc khi bị tổn thương, đe dọa. 

Khi  trạng thái cảm xúc của chúng ta thay đổi nó cũng  kèm theo  những thay đổi về cảm giác sinh học như nhịp tim tăng thân nhiệt huyết áp tăng cao một số chỉ số nội tiết tố sẽ tăng nhanh.

Khi không được kiểm soát, cảm xúc tức giận có thể dẫn đến hành vi hung hăng như la mắng ai đó hoặc làm hư hỏng tài sản. Cảm xúc tức giận cũng có thể khiến bạn rút lui khỏi thế giới và hướng sự tức giận vào trong, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn.

Sự tức giận trở thành vấn đề khi nó cảm thấy quá thường xuyên hoặc quá mãnh liệt hoặc khi nó được thể hiện theo những cách không lành mạnh, có thể gây tổn hại về thể chất, tinh thần và xã hội. Do đó cần giữ bình tĩnh trong cơn giận sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn để giải quyết vấn đề 1 cách sáng suốt, êm đẹp. Vậy khi tức giận nên làm gì?

Cách giữ bình tĩnh khi tức giận

Hít một vài hơi thật sâu

Khi tức giận nhịp thở và nhịp tim của chúng ta  có xu hướng tăng lên gây ra căng thẳng và  tăng cảm xúc tiêu cực. Bằng cách sống chậm lại hít thở sâu và đếm nhịp thở, cơ thể bạn sẽ thư giãn và bình tĩnh lại nhanh chóng.

Dừng ngay cuộc cãi vã, tranh luận

Nếu giận dữ, tranh cãi kéo dài thì rất có thể dẫn đến xô xát, bạo lực. Nếu bạn chủ động dừng cuộc cãi vã thì đối phương cũng sẽ giảm sự căng thẳng, hung hăng. Bởi vậy một điều nhịn, chín điều lành.

Nhìn nhận lại bản thân

Trong nhiều trường hợp, bạn cần hạ thấp cái tôi của bản thân xuống. Đôi khi, mọi người xung quanh chỉ muốn những điều tốt nhất đến với bạn nhưng bạn có thể không đạt được điều đó và nghĩ rằng họ đang hạ thấp bạn.

Xem xét lại thái độ và hành vi của bản thân để xem liệu bạn có nên và đáng phải giận  họ hay không. Thông thường, nóng giận là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng với những tác hại mà nó mang lại cho cơ thể, thì giải pháp thực sự phải được giải quyết ngay lập tức, hoặc cố gắng tìm cách kiểm soát nó theo cách của riêng bạn.

Hãy viết thay vì nói

Viết là một trong những cách giúp bạn giữ bình tĩnh khi tức giận rất hiệu quả. Thay vì đối mặt trực tiếp với người mà bạn đang giận thì hãy nhắn tin, gửi email hoặc viết 1 bức thư để gửi cho họ.

Khi viết, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn, có nhiều thời gian để suy nghĩ về bản thân và những lời mình sẽ gửi tới người khác. Lúc này, cơn nóng tính đã giảm đi đáng kể, bạn sẽ cảm thấy được giải tỏa.

Tập thói quen đọc sách và thiền

Có nhiều cách giúp bạn thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, bi quan nhưng phổ biến và đơn giản nhất có lẽ là đọc sách và thiền định. Nhâm nhi một tách trà, đọc 1 cuốn sách hay vừa giúp bạn thư giãn, vừa giúp bạn biết được thêm nhiều điều bổ ích

Các nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích của thiền đối với sức khỏe con người. Theo Đại học Cologne (Đức), thiền giúp giảm bớt sự tức giận, hung hăng, bệnh tâm thần. Nó làm tăng sự hòa đồng, thân thiện với người khác, tôn trọng người khác và tự chủ, tăng sự tự tin, hài lòng, khả năng chịu đựng các tình huống xấu, tăng tính quyết đoán, tự tin của bản thân

Học cách tha thứ, bao dung

Có những sai lầm của người khác khiến bạn phát cáu, tức đến phát điên. Tuy nhiên, thay vì nóng giận làm mọi chuyện tồi tệ hơn thì hãy cho họ một cơ hội sửa sai. Tha thứ đôi khi là một điều khó khăn nhưng khi bạn trút bỏ được sự ác cảm, hận thù với người đó thì bạn cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

CDPRG
Logo